Cửa hàng McDonald đầu tiên được mở tại Chicago, bang Illinois và ngày nay trung bình cứ 8h lại có một cửa hàng McDonald được mở ở đâu đó trên thế giới. Trung bình ngày có khoảng 8% thanh niên Mỹ đến ăn ở McDonald’s.  McDonald’s phục vụ khoảng 45 triệu người mỗi ngày trên toàn thế giới – với doanh thu trên 20 triệu đôla ở nước Mỹ và hơn 25 triệu đôla ở toàn bộ các nước khác.

Vậy đâu là bí quyết thành công để McDonald’s có được vị thế như ngày hôm nay?

  1. Franchise – Nhượng quyền thương hiêu

Đầu tiên phải kể đến mô hình kinh doanh franchise nổi tiếng của tập đoàn McDonald’s.

Mô hình này nói nôm na chính là việc nhượng quyền kinh doanh gần như hoàn toàn cho những người chủ cửa hàng. Những người chủ này có thể tự chọn cho mình các hoạt động quảng cáo, marketing thích hợp với địa bàn, vị trí của mình.

[wpcc-iframe src=”https://web.archive.org/web/20240221075049if_/https://www.youtube.com/embed/2alwcW6Bvso” allowfullscreen=”allowfullscreen” width=”560″ height=”314″ frameborder=”0″ data-mce-src=”//www.youtube.com/embed/2alwcW6Bvso”]

Một ví dụ rõ nhất là bánh sandwich File-O-Fish, được làm bởi Lou Groen, chủ cửa hàng chi nhánh ở Cincinati, khu vực tập trung phần lớn người theo đạo Thiên Chúa giáo. Groen nhận thấy công việc kinh doanh của mình hoạt động không tốt vào các ngày thứ 6 – ngày mà người theo đạo Thiên Chúa Giáo không ăn các món có thịt.

Groen đã đưa ra món bánh sandwich nhân cá, đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương. Loại bánh sandwich “Filet-O-Fish”  này được bán đầu tiên năm 1963 và đã nhanh chóng trở thành một món trong thực đơn được ưa thích ở tất cả các cửa hàngMcDonald’s khắp thế giới.

Hay một ví dụ nữa là vào năm 1968 khi Big Mac – món bánh sandwich thành công nhất của McDonald được làm bởi nhà hàng của Jim Deligatti ở thành phố Pittsburg.

  1. Marketing

Thành công của McDonald’s cũng gắn liền với một chiến dịch marketing hiệu quả và được đầu tư đúng mức. Giống như Ray Kroc đã nói: “Có một thứ đóng vai trò cơ bản dẫn đến thành công của chúng tôi, giống như chiếc bánh hamburger. Và thứ đó chính là marketing, một nét đặc trưng của McDonald’s. Nó lớn hơn bất kỳ con người hay sản phẩm nào mang tên McDonald’s”.

Theo ông, quảng cáo tất nhiên không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn tới thành công nhưng cũng không thể tách nó ra được. Cho tới tận bây giờ, số tiền đầu tư vào quảng cáo và khuyến mãi của McDonald’s  luôn chiếm một tỉ lệ cố định trong doanh thu của các cửa hàng. 

  1. Take-away – Đồ ăn mang đi

 Đột phá đáng kể tiếp theo của McDonald’s chính là việc khai trương nhà hàng ở Sierra Vista năm 1975 mà khách hàng tới mua đồ ăn không phải đi xuống khỏi xe ô tô, loại hình này gọi là take-away.

Ý tưởng trên cũng xuất phát từ nhu cầu giải quyết khó khăn về việc bán hàng trong khu vực đó, khi mà  ở  căn cứ quân đội gần đó không cho phép quân nhân xuống xe khi mặc quân phục. Và ý tưởng này đã thành công ngay lập tức. Và ngày nay, việc kinh doanh các cửa hàng McDonald’s nhờ ý tưởng trên đã chiếm hơn một nửa công việc kinh doanh của họ.

  1. Công nghiêp hóa các công đoạn sản xuất đảm bảo chất lượng dịch vụ và vệ sinh

Ngoài ra, Ray Kroc cũng rất quan tâm đến việc công nghiệp hoá các công đoạn sản xuất. Ông chủ hãng McDonald’s đặc biệt chú ý đến các yếu tố: chất lượng dịch vụ và vệ sinh và khẳng định đó là lợi thế quan trọng nhờ công nghiệp hoá.

Ông còn đầu tư cả một phòng thí nghiệm ở Chicago chuyên kiểm tra đánh giá chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm. Nhờ đó mà McDonald’s có thể phục vụ khách hàng với chất lượng thức ăn tốt nhất. Các nguyên liệu thô để chế biến đồ ăn đều được đặt mua từ các nhà cung cấp trong một thời gian dài. Đồ ăn được chuẩn bị theo tiêu chuẩn cao và nhất quán. Các thực đơn của McDonald’s luôn luôn được xem xét và cải thiện để chắc chắn thoả mãn được sự mong đợi của khách hàng.

Qua đời vào ngày 14 tháng 1 năm 1984 khi đã 84 tuổi, Ray Kroc đã để lại cho các thế hệ tiếp quản McDonald’s về sau một nền tảng kinh doanh vững chắc và quan trọng hơn cả là một thương hiệu đã “ăn sâu” vào đời sống của nhiều người.